Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Giống siêu cao lương mới

Cục Trồng trọt vừa phối hợp với Tập đoàn Syswave Holding của Nhật Bản (viết tắt là SH), Cty Incomex vừa tổ chức hội thảo về tiềm năng phát triển của giống siêu cao lương.
    SH đã phối hợp với các nhà khoa học Nhật Bản tạo được giống cao lương ưu thế lai có sinh khối lớn; hàm lượng đường cao hơn mía; hiệu suất SX ethanol cao; nhất là sử dụng làm thức ăn xanh, thức ăn lên men cho công nghiệp chăn nuôi bò sữa.
    Theo các nhà khoa học của SH, siêu cao lương được tạo ra trong khoảng 7 - 8 năm gần đây bằng việc ứng dụng công nghệ sinh học, không phải là giống chuyển gen (GMO). Sau khi giải mã gen của cây cao lương thành công, họ đã đưa các gen quyết định sinh khối và hàm lượng đường cao vào dòng bố, mẹ của giống siêu cao lương này bằng lai quay lui (back cross). Dùng phương pháp đánh dấu phân tử và sử dụng hạt ưu thế lai F1 để gieo trồng.
    Siêu cao lương trồng 1 lần, thời vụ ở phía Bắc VN vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 4 và cho thu hoạch 3 lần trong năm, với khối lượng chất xanh lên tới trên 400 tấn chất xanh/ha, sản lượng ethanol đạt trên 17.000 lít/ha. Siêu cao lương có hàm lượng đường cao, hàm lượng chất khô trên 40%. So với sắn, mía, SX Ethanol từ siêu cao lương cao gấp 2 - 2,5 lần.
    Siêu cao lương có chiều cao từ 5 - 6 m, khả năng tái sinh nhanh, thích ứng rộng và có thể gieo trồng trên nhiều loại đất, khả năng chịu hạn tốt, chống đổ khá, đổ ngã khi tốc độ gió đạt trên 17 m/s. Tuy nhiên siêu cao lương có khả năng hồi phục sau 3 - 4 ngày bị đổ nghiêng (giai đoạn cây cao 3 - 4 m).
Những vấn đề cần lưu ý với siêu cao lương là đòi hỏi thâm canh cao, tốn chi phí phân bón, pH đất không được thấp hơn 5, tốt nhất là pH = 6 - 8, song cũng không bị ảnh hưởng trên đất kiềm pH > 8,5, ngay cả khi pH = 9. Chú ý sâu đục thân, bệnh đốm lá lớn và đốm lá nhỏ, rệp...
    Đại diện Viện Chăn nuôi đề nghị SH cho biết các thông tin về hàm lượng dinh dưỡng, đặc biệt là protein và hàm lượng chất khô có trong siêu cao lương, Vinamilk và TH True milk mong muốn được trồng thử nghiệm ở vùng đất khô hạn và đất bãi ở đồng bằng sông Hồng, cách chế biến và các sản phẩm phụ của siêu cao lương trong quá trình chế biến… Ông Nguyễn Thái Sơn, đại diện SH hứa sẽ cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết cho các đại biểu qua đường thư điện tử.
    Vì là giống cây trồng mới, theo quy định hiện hành, Cục Trồng trọt đề nghị SH phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ, các DN liên quan tiến hành các thủ tục nhập hạt giống để khảo nghiệm theo hướng tiếp cận SX thức ăn chăn nuôi cho bò thịt, bò sữa; SX ethanol…
Việc khảo nghiệm phải được thực hiện bài bản và khoa học để có đánh giá chính xác khả năng phát triển của siêu cao lương nhằm phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2013.

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA MIẾN NGỌT (Cultivation of Sweet Sorghum)


1. Giới thiệu cây lúa miến
Lúa miến (Sorghum bicolor (L.) Moench) là cây lương thực quan trọng thứ  tám trên thế giới. Năm 2009, thế giới có 105 nước trồng lúa miến, diện tích canh tác cây lúa miến là 39,97 triệu ha, năng suất hạt trung bình đạt 1,40 tấn/ha, sản lượng đạt 56,10 triệu tấn. Cây lúa miến có khả năng thích nghi rộng từ vùng nhiệt đới đến ôn đới với pH từ 5,0 – 8,5, chịu hạn, úng, đất mặn hoặc kiềm. Lúa miến là nguồn nguyên liệu thích hợp để sản xuất ethanol. Đường trong dịch ép từ cây lúa miến có brix 16 – 23% là tiềm năng lớn để sản xuất đường thô, xi rô, và quan trọng nhất là sản xuất nhiên liệu cồn. Hạt lúa miến có hàm lượng tinh bột cao thích hợp làm lương thực thực phẩm, thức ăn gia súc, làm nguyên liệu sản xuất ethanol và làm giống. Năm 2008, toàn thế giới có 36.774 dòng giống lúa miến đã được sưu tập cất giữ. Một số giống lúa miến như ICSV574, ICSR93034, NTJ2, ICSV700, ICSV 93046, ICSV91005, S 35, E 36-1 có hàm lượng đường trong thân cao. Tỷ lệ phần trăm đường trong thân biến động từ 16,8 % - 21,6 %, thích hợp để sản xuất ethanol .
2. Quy trình kỹ thuật canh tác lúa miến
Yêu cầu điều kiện khí hậu và đất đai
Vĩ độ: 400B - 400N. Độ cao so với mặt nước biển: lúa miến có thể trồng ở độ cao từ mực nước biển đến 1500m, và các loài chịu lạnh có thể sinh trưởng ở độ cao 1600 đến 2500m. Nhiệt độ: có thể sinh trưởng từ 15 – 450C và thích hợp ở 23 – 400C. Độ dài ngày: 10 – 14 giờ. Lượng mưa thích hợp 800 – 1200mm, ẩm độ 50%. Bức xạ: lúa miến là thực vật C4 nên bức xạ cao sử dụng hiệu quả. Quang kỳ: hầu hết các giống lúa miến lai rất nhạy cảm với quang kỳ.Đất: thịt đỏ hoặc đen với pH 6,5 – 7,5, OM >0,6%, độ sâu >80cm, khả năng giữ nước >20%. Nó có tính kháng hạn, ngập lụt và mặn tốt. Nước: mặc dù lúa miến sẽ sống được với sự cung cấp ít hơn 300mm/mùa. Lúa miến cần lượng nước tưới tiêu hoặc mưa từ 500 – 1000mm để đạt năng suất cao 50 – 70 tấn sinh khối (khối lượng chất tươi). Khô hạn: thuận lợi quan trọng của cây lúa miến là tính kháng các điều kiện bất lợi. Thụ phấn: thụ phấn nhờ gió và côn trùng.
Thời vụ trồng
              Lúa miến có thể trồng được quanh năm, nhưng năng suất đạt cao nhất ở vụ Đông Xuân. Chú ý bố trí thời gian thu hoạch không bị mưa dầm; nếu gặp thời điểm mưa dầm cần phải đảm bảo sấy khô kịp thời.
Gieo trồng 
- Đất được chuẩn bị kỹ, cày 1 lần và bừa 2 lần.
- Lượng giống: 8 – 10 kg/ha. Sử dụng 8 kg hạt giống/ha, mật độ 110.000 – 120.000 cây/ha. Khoảng cách trồng 60 cm x 15 cm, 2 -3 hạt/hốc.
 - Xử lý hạt giống trước khi gieo: 2 gr thuốc carbendazim trộn đều cho 1 kg hạt, có thể xử lý khi có kiến bằng các loại thuốc như sử dụng 20 kg/ha carbofuran 3 %G ở lúc gieo.
Phân bón 
- Lượng phân (kg/ha): sử dụng 80 kg N, 40 kg P2O5, 40 kg K2O.
- Phương pháp bón phân:
+ Bón lót: 1/2N và toàn bộ P2O5.
+ Bón thúc: 1/2 N còn lại ở 30 – 35 ngày sau trồng. K2O bón 45 – 50 ngày sau trồng. 
Phòng trừ sâu bệnh
       - Sâu hại: có hai loài sâu hại chính trên cây lúa miến
         + Sâu đục thân: 12 – 15 kg/ha carbofuran 3 %G ở 30 ngày sau trồng để phòng sâu đục thân.
        + Rệp mềm: Chỉ phun thuốc khi mật độ rầy mềm quá cao, phun các loại thuốc như: Actara, Sherpa, Polytrin, Trebon…
      - Bệnh hại: bệnh hại chính trên cây lúa miến là bệnh mốc hạt. Sử dụng thuốc hóa học để trừ bệnh mốc hạt lúa miến không thật sự hiệu quả; Nếu trồng lúa miến vụ mùa mưa thì có thể sử dụng thuốc Captan 0,2% để phun phòng ngừa khi cây trổ cờ và trước khi hạt chín sinh lý 10 ngày. 
Thu hoạch 
Thu hoạch lúa miến khoảng 35 -40 ngày sau khi cây trổ cờ, tại thời điểm hạt chín sinh lý khi rốn hạt màu đen xuất hiện ở phía dưới của hạt ở 1/2 chùy.

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Bát Xát: Xen canh 100 ha cây cao lương (cây lúa miến) trên đất trồng cao su

Hiện tại, huyện Bát Xát đang có 100 ha cây cao lương xen canh với cây cao su, trong đó có 10 ha cao lương trồng mới.
Cây cao lương giàu giá trị dinh dưỡng, là nguyên liệu phụ gia tốt để nấu rượu thóc Shan Lùng, Sim San và nguyên liệu quan trọng trong sản xuất bia.
Thời vụ cây cao lương từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, năng suất trung bình đạt khoảng 4,0 tấn/ha, giá bán là 5.500 - 6.000 đồng/kg hạt cao lương khô.
Hiện, Nhà máy Bia Lào Cai nói riêng và các nhà máy bia trong khu vực miền núi phía Bắc vẫn đang sử dụng nguồn cao lương nhập khẩu.   
Ngành nông nghiệp Bát Xát có kế hoạch xen canh thêm một số loại cây trồng khác trên diện tích cao su từ 1 đến 3 năm tuổi, như dứa, đậu, gừng…
Nguồn:  http://baolaocai.vn/3-0-14549/bat-xat-xen-canh-100-ha-cay-cao-luong-tren-dat-trong-cao-su.aspx

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Xi - Rô lúa miến ngọt

Country Rock sorghum nearing the end of its evaporation process
Sweet, Sweet Sorghum cooked down slowly, over the past four years. Like the precious amber syrup itself, this book is distilled, rich, and deeply satisfying.

Like the sorghum cane that grows so well in Kentucky soils, this book is rooted in a place on earth: the Commonwealth of Kentucky, part of the lower midwest/upper south.

Sweet sorghum syrup, usually called "sorghum" or "molasses," appears on tables all over the world, packing powerhouse antioxidants and nutrients into its dark caramel sweetness. Sweet, Sweet Sorghum includes eight essential recipes, and a sprinkling of "pop-up" cooking and usage tips.
Source:  http://www.sweetsweetsorghum.com/2011/11/just-like-sweet-sorghum-syrup-this-book.html  

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Cây Lúa miến (Sorghum) – Nguyên liệu phục vụ ngành chăn nuôi



Theo Trần Trọng Chiển - ASA-USGC Viet Nam cần phải tìm kiếm thêm các nguồn nguyên liêu làm thức ăn gia súc để giảm sự phụ thuộc , tăng tính cạnh tranh cả về giá, thời vụ, cung cấp kịp thời , phong phú thêm về dinh dưỡng, dễ cân đối hơn khi phối hợp khẩu phần… … cũng là một cách để hạ giá thành thức ăn gia súc mà gần đây dư luận đã có nhiều dịp đặt ra. Việt Nam chủ yếu dùng các loại nguyên liệu cung cấp tinh bột trong thức ăn gia súc như: cám gạo, ngô, tấm, sắn, cám lúa mì, khoai lang… giá cả tuỳ thuộc vào khả năng cung-cầu, mùa vụ thu hoạch. Do chăn nuôi ở các tỉnh phía nam đang phát triển mạnh ,nên nguồn cung cấp cám gạo, ngô… từ các tỉnh miền nam, tây nguyên ra bắc như trước đây giảm dần.
Chúng ta có thể nghĩ  cây lúa miến (Sorghum  vulgare, Sorghum bicolor) để làm phong phú nguồn cung cấp năng lượng. 
Thành phần dinh dưỡng so sánh với các loại nguyên liệu hay dùng:(100 gram, 12% ẩm độ) 
Sorghum có tỷ lệ protein cao hơn ngô, chất béo thấp hơn ngô, không có caroten như ngô , cần quan tâm đến tanin khi sử dung sorghum. ở Mỹ sorghum chủ yếu dùng cho bò và gà. 
Loại
Protein
(g)
Fat
(g)
Ash
(g)
(g)
Carbohydrate
(g)
Energy
(kcal)
Ca
(mg)
Fe
(mg)
Gạo
7,9
2,7
1,3
1,0
76,0
362
33
1,8
Lúa mì
11,6
2,0
1,6
2,0
71,0
348
30
3,5
Ngô
9,2
4,6
1,2
2,8
73,0
358
26
2,7
Sorghum
10,4
3,1
1,6
2,0
70,7
329
25
5,4

Sản lượng lúa miến trên thế giới thay đổi từ 55 triệu tấn đến 75 triêu tấn.
Đây là loại cây trồng rất chịu hạn ở các bang ẩm độ thấp và nhiệt độ cao. Mỹ có sản lượng Sorghum cao nhất thế giới, chủ yếu ở các bang Texas, Kansas, Nebraska, Missouri, Oklahoma chiếm khỏang 80% sản lượng cả nước Mỹ. Sorghum thường trồng luân canh với lúa mì, ngô. Ở Mỹ, Sorghum bắt đầu trồng vào tháng 4-6, thu hoặch vào tháng 7-10 (mùa đông), khí hậu khô nên có độ ẩm hạt thấp, dễ bảo quản. 
Tiêu chuẩn chất lượng sorghum của Mỹ (chỉ tiêu tối thiểu):  
Tiêu chuẩn
Loại
1
2
3
4
Trọng lượng riêng ( kg/hl)
73,4
70,8
68,2
65,8
Hạt hỏng ( tối đa)
2,0
5,0
10,0
15,0
Hạt vỡ, tạp chất( tối đa)
4,0
7,0
10,0
13,0

Diện tích, năng suất, sản lượng các châu lục canh tác cây lúa miến trên toàn thế giới năm 2009
Châu lục
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
Châu Á
8910,47
1,10
9768,97
Châu Âu
151,53
4,45
674,50
Châu Mỹ
5912,83
3,56
21056,19
Châu Phi
24226,76
0,90
21903,22
Châu Úc
768,04
3,51
2695,38

Các quốc gia có diện tích canh tác lúa miến cao nhất thế giới (nghìn ha)
Quốc gia
1995
2000
2005
2008
2009
Ấn Độ
11.326,00
9.865,400
9.092,300
7.764,00
7530
Burkinafaso
1.445,69
1.225,223
1.422,27
1.901,77
1653,12
Ethiopia
919,83
1.011,15
1.512,18
1.533,54
1618,68
Mali
852,73
674,77
744,17
986,37
1091,04
Mê hi cô
1.372,35
1.899,20
1.599,24
1.838,13
1690,52
Mỹ
3.340,00
3.126,63
2.321,30
2.942,17
2233,89
Niger
1.934,93
2.155,56
2.476,60
3.055,25
2544,72
Nigeria
6.095,00
6.885,00
7.284,00
7.617,00
4736,73
Sudan
5.045,00
4.195,00
9.864,96
6.619,33
6652,50

Các nước xuất khẩu sorghum chính: 
  Nước
Xuất khẩu ( 1000 tấn)
Giá ( US$/ Tấn)
Mỹ
5,86
94,70
Argentina
0,58
79,45
Australia
0,39
100,86
Pháp
0,22
143,87
Sudan
0,15
150,00
Thế giới
7,28
98,16

Các nước nhập khẩu chính. 
  Nước
Nhập khẩu(1000 tấn)
Giá ( US$/tấn)
Nhật
2,34
108,73
Mexico
4,57
100,06
Tây ban Nha
0,343
117,71
Thế giới
8,023
107,94

Theo kết quả nghiên cứu của Võ Văn Quang (2011), năng suất sinh khối của lúa miến tại Đồng Nai có thể đạt từ 51 - 111 tấn/ha, năng suất hạt có thể đạt từ 3- 6,7 tấn/ha. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2009 – 2011, đã tuyển chọn được 2 giống lúa miến triển vọng tại một số tỉnh như Phú Thọ, Bắc Giang và Hòa Bình là: giống C4 là giống lúa miến thuần, cây cao 3,5-4m, đường kính thân 3-3,5 cm, hàm lượng đường trong thân 12-16 độ brix, thời gian sinh trưởng 150 ngày, năng suất thân đạt 50 tấn/ha. Giống C7 là giống lai F1, cây cao 2,5-3 m, đường kính thân 2-2,5 cm, hàm lượng đường trong thân 15-17 độ brix , thời gian sinh trưởng 120 ngày, năng suất thân đạt 30-35 tấn/ha, có khả năng chịu hạn. Do vậy, cây lúa miến có tiềm năng rất lớn trong việc cung cấp bổ sung nguồn nguyên liệu trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.