Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012


Philippine ethanol plant uses sweet sorghum
Ethanol plant uses sweet sorghum
Green Future Innovation Inc. (GFII), potentially Philippines’ biggest ethanol plant, will use sweet sorghum as complementary feedstock when it begins running a primarily sugarcane-based plant in Isabela in the first half this year.
Planned to be commissioned next month, GFII has already started field trial of sweet sorghum within its plant area in San Mariano, Isabela. By February, GFII will be planting sweet sorghum over a larger area of 100 hectares each for four consecutive months or a total of 400 hectares of sweet sorghum planted by June this year.
“They will use sweet sorghum as a complementary crop when they start operating by May,” said Dr. William D. Dar, International Crops Research Institute for the Semi Arid tropics (Icrisat) said during the Philippine International Bioenergy Conference over the weekend.
GFII is a joint venture between Itochu Corp of Japan, JGC Corp.-Japan, Philippine Bioethanol and Energy Investment Corp. and Taiwanese holding firm GCO. The Isabela plant has a production capapcity of 200,000 liters of bioethanol per day or 54 million liters per year. This is close to the combined capacity of the two bioethanol operating plants San Carlos Bioenergy and Roxol Bioenergy with a total of 68 million liters per year.
The new ethanol plants have sustained their interest in sweet sorghum as cost-effective complementary feedstock to sugarcane or molasses as economic feasibility showed a profitable growing of the feedstock.
Sweet sorghum can generate a net income of P83,962 for two croppings in a year at a cane yield of 50 metric tons (MT) per hectare and seed (grain) yield of three MT per hectare, a University of the Philippines-Los Banos-Bureau of Agricultural Research (BAR) study showed.
The Philippines has to keep with developments in sweet sorghum growing worldwide as ethanol leader Brazil is already embracing it.
“Private companies in Brazil are partnering with us in doing research on sweet sorghum. (They’re a leader in sugarcane ethanol), that’s why they’re tapping sweet sorghum as a visibility advantage,” Dar said. The potential is “the big sugarcane” area in Brazil.
US multinational Du Pont’s seed company Pioneer and Advanta, an Indian global seed company, have started working with Icrisat on sweet sorghum.
Philippines had the lead in getting the support of ICRISAT over the last five years. Icrisat is an international organizations funded by a network of private-public groups supporting the Consultative Group for International Agricultural Research (CGIAR).
It has been extending its technical assistance to the Philippines through its superior varieties and support for field trials initiated by BAR since 2006.
“It costs us $500,000 dollars to develop a line. If we gave 1,000 varieties to the Philippines, it means we’ve given half a billion dollar. Of course, Icrisat is investing not only for the Philippines but for other developing countries in the world,” Dar said.

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Ethanol từ lúa miến - đột phá nhiên liệu sinh học 

Lúa miến đang sẵn sàng trở thành loại nhiên liệu sinh học tiên tiến chính thức đầu tiên khi Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) của Mỹ chuẩn bị phê duyệt lần cuối cùng loại ngũ cốc này dùng cho sản xuất ethanol. Theo mạng tin Oil price ngày 12/6, lúa miến hiện có nhiều lợi thế nhưng quan trọng nhất là lúa miến cung cấp chất bột, đường, chất xơ, có thời gian canh tác chỉ 4 tháng và có thể phát triển mạnh tại các khu vực đất bạc màu hơn. Không giống như ngô, lúa miến không cạnh tranh với các loại cây lương thực khác và ít gây hại cho môi trường. EPA đã kết luận rằng việc tăng cường canh tác lúa miến để sản xuất ethanol sẽ không ảnh hưởng lớn đối với nông nghiệp hay thị trường thế giới. EPA cũng đã nghiên cứu vòng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG) của quá trình sản xuất ethanol từ lúa miến và kết luận rằng lượng phát thải GHG thấp hơn lượng phát thải từ xăng là 32% và thấp hơn 53% so với việc sử dụng khí đốt sinh học cùng với công nghệ điện và nhiệt. Theo nghiên cứu của EPA, nếu Mỹ bắt đầu chuyển một phần lúa miến xuất khẩu để sản xuất ethanol việc này ít ảnh hưởng đến các nguồn cung cấp toàn cầu. Khi nhu cầu lúa miến cho sản xuất ethanol và ngô cho thức ăn gia súc tăng lên, diện tích canh tác tại Mỹ có thể tăng thêm 92.000 mẫu Anh vào năm 2022. Tuy nhiên, diện tích trồng lúa miến dự kiến chỉ tăng thêm 4.000 mẫu Anh do phần lớn lượng lúa miến được dành cho sản xuất ethanol là từ thị trường thức ăn gia súc chuyển sang. Các công ty Mỹ đang thúc đẩy việc sử dụng lúa miến cho sản xuất ethanol gồm Epec Biofuels Holdings, InterCore Energy, Ceres và Chromatin. Ông Steve Vanechanos, Chủ tịch điều hành của Epec, nói: "Chúng tôi tin rằng lúa miến tại Mỹ có tiềm năng trở thành cây mía của Brazil trong việc khuyến khích ngành nhiên liệu sinh học phát triển." Còn về phía những người nông dân Mỹ, tất nhiên họ rất vui mừng, nhu cầu lúa miến cho sản xuất ethanol có thể trở thành chiếc phao cứu sinh của các nông dân nhỏ và Hội nông dân quốc gia đã hoan nghênh báo cáo của EPA. Đối với những người nông dân, việc tăng cường sản xuất năng lượng tái tạo đang làm tăng nhu cầu trong nước đối với các nông sản dư thừa và mở ra cơ hội lớn hơn cho các cộng đồng nông thôn. 
Nguồn: Thanh Hoa/Ottawa - vietnamplus.vn

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012


Đề tài: “Đánh giá, tuyển chọn các giống lúa miến trồng thuần và trồng xen với sắn để sản xuất ethanol”


 Đề tài “Đánh giá, tuyển chọn các giống lúa miến trồng thuần và trồng xen với sắn để sản xuất ethanol” năm 2010 - 2011 đã có kết quả là
 
1. Năm giống lúa miến nhập nội có khả năng thích nghi điều kiện sinh thái tỉnh Đồng Nai. Trong đó, giống ICSV574, NTJ2, ICSR93034, PVK801 có năng suất hạt, năng suất thân, năng suất sinh khối và năng suất ethanol cao hơn giống lúa miến Pacific99.
2. Ở mô hình lúa miến trồng thuần, giống ICSV574, NTJ2 thích hợp nhất để  trồng làm nguyên liệu sản xuất ethanol trong điều kiện sinh thái tỉnh Đồng Nai. Giống lúa miến ICSV574 có năng suất hạt 4,97 – 6,73 tấn/ha/vụ, năng suất sinh khối 70,96 – 111,95 tấn/ha/vụ, năng suất thân 58,26 – 72,59 tấn/ha/vụ, trọng lượng 1000 hạt 39 – 43 g, độ brix 16,67 – 17,5 %, năng suất ethanol từ thân 9109 l/ha/3 vụ/năm. Giống lúa miến NTJ2 có năng suất hạt 3,55 – 6,73 tấn/ha/vụ, năng suất sinh khối 51,80 – 111,73 tấn/ha/vụ, năng suất thân 34,58 – 71,60 tấn/ha/vụ, trọng lượng 1000 hạt 38 – 40 g, độ brix 15,17 – 16,33 %,  năng suất ethanol từ thân 7118 l/ha/3 vụ/năm.
3. Phương thức một hàng sắn SM937-26 xen một hàng lúa miến ICSV574 có năng suất ethanol, hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả kinh tế cao nhất so với các nghiệm thức SM937-26 trồng thuần, SM937-26 trồng xen ICSB38, SM937-26 trồng xen PVK801, SM937-26 trồng xen ICSR93034, SM937-26 trồng xen NTJ2. Vụ Hè Thu, nghiệm thức SM937-26 xen ICSV574 có năng suất ethanol 7243 lít/ha, hiệu quả sử dụng đất 1,29, lợi nhuận thu được 57,29 triệu đồng. Vụ Thu Đông, nghiệm thức SM937-26 xen ICSV574 có năng suất ethanol 5340 lít/ha, hiệu quả sử dụng đất 1,27, lợi nhuận thu được 28,68 triệu đồng.