Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Cây Lúa miến (Sorghum) – Nguyên liệu phục vụ ngành chăn nuôi



Theo Trần Trọng Chiển - ASA-USGC Viet Nam cần phải tìm kiếm thêm các nguồn nguyên liêu làm thức ăn gia súc để giảm sự phụ thuộc , tăng tính cạnh tranh cả về giá, thời vụ, cung cấp kịp thời , phong phú thêm về dinh dưỡng, dễ cân đối hơn khi phối hợp khẩu phần… … cũng là một cách để hạ giá thành thức ăn gia súc mà gần đây dư luận đã có nhiều dịp đặt ra. Việt Nam chủ yếu dùng các loại nguyên liệu cung cấp tinh bột trong thức ăn gia súc như: cám gạo, ngô, tấm, sắn, cám lúa mì, khoai lang… giá cả tuỳ thuộc vào khả năng cung-cầu, mùa vụ thu hoạch. Do chăn nuôi ở các tỉnh phía nam đang phát triển mạnh ,nên nguồn cung cấp cám gạo, ngô… từ các tỉnh miền nam, tây nguyên ra bắc như trước đây giảm dần.
Chúng ta có thể nghĩ  cây lúa miến (Sorghum  vulgare, Sorghum bicolor) để làm phong phú nguồn cung cấp năng lượng. 
Thành phần dinh dưỡng so sánh với các loại nguyên liệu hay dùng:(100 gram, 12% ẩm độ) 
Sorghum có tỷ lệ protein cao hơn ngô, chất béo thấp hơn ngô, không có caroten như ngô , cần quan tâm đến tanin khi sử dung sorghum. ở Mỹ sorghum chủ yếu dùng cho bò và gà. 
Loại
Protein
(g)
Fat
(g)
Ash
(g)
(g)
Carbohydrate
(g)
Energy
(kcal)
Ca
(mg)
Fe
(mg)
Gạo
7,9
2,7
1,3
1,0
76,0
362
33
1,8
Lúa mì
11,6
2,0
1,6
2,0
71,0
348
30
3,5
Ngô
9,2
4,6
1,2
2,8
73,0
358
26
2,7
Sorghum
10,4
3,1
1,6
2,0
70,7
329
25
5,4

Sản lượng lúa miến trên thế giới thay đổi từ 55 triệu tấn đến 75 triêu tấn.
Đây là loại cây trồng rất chịu hạn ở các bang ẩm độ thấp và nhiệt độ cao. Mỹ có sản lượng Sorghum cao nhất thế giới, chủ yếu ở các bang Texas, Kansas, Nebraska, Missouri, Oklahoma chiếm khỏang 80% sản lượng cả nước Mỹ. Sorghum thường trồng luân canh với lúa mì, ngô. Ở Mỹ, Sorghum bắt đầu trồng vào tháng 4-6, thu hoặch vào tháng 7-10 (mùa đông), khí hậu khô nên có độ ẩm hạt thấp, dễ bảo quản. 
Tiêu chuẩn chất lượng sorghum của Mỹ (chỉ tiêu tối thiểu):  
Tiêu chuẩn
Loại
1
2
3
4
Trọng lượng riêng ( kg/hl)
73,4
70,8
68,2
65,8
Hạt hỏng ( tối đa)
2,0
5,0
10,0
15,0
Hạt vỡ, tạp chất( tối đa)
4,0
7,0
10,0
13,0

Diện tích, năng suất, sản lượng các châu lục canh tác cây lúa miến trên toàn thế giới năm 2009
Châu lục
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
Châu Á
8910,47
1,10
9768,97
Châu Âu
151,53
4,45
674,50
Châu Mỹ
5912,83
3,56
21056,19
Châu Phi
24226,76
0,90
21903,22
Châu Úc
768,04
3,51
2695,38

Các quốc gia có diện tích canh tác lúa miến cao nhất thế giới (nghìn ha)
Quốc gia
1995
2000
2005
2008
2009
Ấn Độ
11.326,00
9.865,400
9.092,300
7.764,00
7530
Burkinafaso
1.445,69
1.225,223
1.422,27
1.901,77
1653,12
Ethiopia
919,83
1.011,15
1.512,18
1.533,54
1618,68
Mali
852,73
674,77
744,17
986,37
1091,04
Mê hi cô
1.372,35
1.899,20
1.599,24
1.838,13
1690,52
Mỹ
3.340,00
3.126,63
2.321,30
2.942,17
2233,89
Niger
1.934,93
2.155,56
2.476,60
3.055,25
2544,72
Nigeria
6.095,00
6.885,00
7.284,00
7.617,00
4736,73
Sudan
5.045,00
4.195,00
9.864,96
6.619,33
6652,50

Các nước xuất khẩu sorghum chính: 
  Nước
Xuất khẩu ( 1000 tấn)
Giá ( US$/ Tấn)
Mỹ
5,86
94,70
Argentina
0,58
79,45
Australia
0,39
100,86
Pháp
0,22
143,87
Sudan
0,15
150,00
Thế giới
7,28
98,16

Các nước nhập khẩu chính. 
  Nước
Nhập khẩu(1000 tấn)
Giá ( US$/tấn)
Nhật
2,34
108,73
Mexico
4,57
100,06
Tây ban Nha
0,343
117,71
Thế giới
8,023
107,94

Theo kết quả nghiên cứu của Võ Văn Quang (2011), năng suất sinh khối của lúa miến tại Đồng Nai có thể đạt từ 51 - 111 tấn/ha, năng suất hạt có thể đạt từ 3- 6,7 tấn/ha. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2009 – 2011, đã tuyển chọn được 2 giống lúa miến triển vọng tại một số tỉnh như Phú Thọ, Bắc Giang và Hòa Bình là: giống C4 là giống lúa miến thuần, cây cao 3,5-4m, đường kính thân 3-3,5 cm, hàm lượng đường trong thân 12-16 độ brix, thời gian sinh trưởng 150 ngày, năng suất thân đạt 50 tấn/ha. Giống C7 là giống lai F1, cây cao 2,5-3 m, đường kính thân 2-2,5 cm, hàm lượng đường trong thân 15-17 độ brix , thời gian sinh trưởng 120 ngày, năng suất thân đạt 30-35 tấn/ha, có khả năng chịu hạn. Do vậy, cây lúa miến có tiềm năng rất lớn trong việc cung cấp bổ sung nguồn nguyên liệu trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.