1. Giới thiệu cây lúa miến
Lúa miến (Sorghum bicolor (L.) Moench) là cây lương thực quan trọng thứ tám trên thế giới. Năm 2009, thế giới có 105 nước trồng lúa miến, diện tích
canh tác cây lúa miến là 39,97 triệu ha, năng suất hạt trung bình đạt 1,40 tấn/ha, sản lượng đạt 56,10 triệu tấn. Cây lúa miến có khả năng thích
nghi rộng từ vùng nhiệt đới đến ôn đới với pH từ 5,0 – 8,5, chịu hạn, úng, đất
mặn hoặc kiềm. Lúa miến là nguồn nguyên liệu thích hợp để sản
xuất ethanol. Đường trong dịch ép từ cây lúa miến có brix 16 – 23% là tiềm năng
lớn để sản xuất đường thô, xi rô, và quan trọng nhất là sản xuất nhiên liệu cồn. Hạt lúa miến có hàm lượng tinh bột cao thích hợp làm
lương thực thực phẩm, thức ăn gia súc, làm nguyên liệu sản xuất ethanol và làm
giống. Năm 2008, toàn thế giới có 36.774 dòng giống lúa miến đã được sưu tập
cất giữ. Một số giống lúa miến như ICSV574, ICSR93034, NTJ2, ICSV700, ICSV
93046, ICSV91005, S 35, E 36-1 có hàm lượng đường trong thân cao. Tỷ lệ phần
trăm đường trong thân biến động từ 16,8 % - 21,6 %, thích hợp để sản xuất
ethanol .
2. Quy trình kỹ thuật canh tác lúa miến
Yêu cầu điều kiện khí hậu và đất đai
Vĩ độ: 400B - 400N. Độ cao so với
mặt nước biển: lúa miến có thể trồng ở độ cao từ mực nước biển đến 1500m, và
các loài chịu lạnh có thể sinh trưởng ở độ cao 1600 đến 2500m. Nhiệt độ: có thể
sinh trưởng từ 15 – 450C và thích hợp ở 23 – 400C. Độ dài
ngày: 10 – 14 giờ. Lượng mưa thích hợp 800 – 1200mm, ẩm độ 50%. Bức xạ: lúa miến
là thực vật C4 nên bức xạ cao sử dụng hiệu quả. Quang kỳ: hầu hết
các giống lúa miến lai rất nhạy cảm với quang kỳ.Đất: thịt đỏ hoặc đen
với pH 6,5 – 7,5, OM >0,6%, độ sâu >80cm, khả năng giữ nước >20%. Nó có tính kháng hạn, ngập lụt và mặn
tốt. Nước: mặc dù lúa miến sẽ sống được với sự cung cấp ít hơn 300mm/mùa. Lúa
miến cần lượng nước tưới tiêu hoặc mưa từ 500 – 1000mm để đạt năng suất cao 50
– 70 tấn sinh khối (khối lượng chất tươi). Khô hạn: thuận lợi quan trọng của
cây lúa miến là tính kháng các điều kiện bất lợi. Thụ phấn: thụ phấn nhờ gió và
côn trùng.
Thời vụ trồng
Lúa miến có thể trồng được quanh năm, nhưng năng suất
đạt cao nhất ở vụ Đông Xuân. Chú ý bố trí thời gian thu hoạch không bị mưa dầm;
nếu gặp thời điểm mưa dầm cần phải đảm bảo sấy khô kịp thời.
Gieo trồng
- Lượng giống: 8 – 10 kg/ha. Sử dụng
8 kg hạt giống/ha, mật độ 110.000 – 120.000 cây/ha. Khoảng cách trồng 60 cm x
15 cm, 2 -3 hạt/hốc.
-
Xử lý hạt giống trước khi gieo: 2 gr
thuốc carbendazim trộn đều cho 1 kg hạt, có thể xử lý khi có kiến bằng các loại
thuốc như sử dụng 20 kg/ha
carbofuran 3 %G ở lúc gieo.
Phân bón
- Lượng phân (kg/ha): sử dụng 80 kg N, 40 kg P2O5, 40 kg K2O.
- Lượng phân (kg/ha): sử dụng 80 kg N, 40 kg P2O5, 40 kg K2O.
- Phương
pháp bón phân:
+ Bón
lót: 1/2N và toàn bộ P2O5.
+ Bón
thúc: 1/2 N còn lại ở 30 – 35 ngày sau trồng. K2O bón 45 – 50 ngày sau trồng.
Phòng trừ sâu bệnh
Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu hại:
có hai loài sâu hại chính trên cây lúa miến
+ Sâu đục
thân: 12 – 15 kg/ha carbofuran 3 %G ở 30 ngày sau trồng để phòng sâu đục thân.
+ Rệp mềm:
Chỉ
phun thuốc khi mật độ rầy mềm quá cao, phun các loại thuốc như: Actara, Sherpa,
Polytrin, Trebon…
- Bệnh hại: bệnh hại chính trên cây
lúa miến là bệnh mốc hạt. Sử dụng thuốc hóa học để trừ bệnh mốc hạt lúa miến
không thật sự hiệu quả; Nếu trồng lúa miến vụ mùa mưa thì có thể sử dụng thuốc Captan
0,2% để phun phòng ngừa khi cây trổ cờ và trước khi hạt chín sinh lý 10 ngày.
Thu hoạch
Thu hoạch lúa miến khoảng 35 -40 ngày sau khi cây trổ cờ, tại thời điểm hạt chín sinh lý khi rốn hạt màu đen xuất hiện ở phía dưới của hạt ở 1/2 chùy.
Thu hoạch lúa miến khoảng 35 -40 ngày sau khi cây trổ cờ, tại thời điểm hạt chín sinh lý khi rốn hạt màu đen xuất hiện ở phía dưới của hạt ở 1/2 chùy.