Phân loại cây lúa miến ngọt (Kimber, 2000)
Kingdom: Plantae
Division: Angiosperms
Order: Poales
Family: Poaceae
Tribe: Andropogoneae
Subtribe : Sorghinae
Genus: Sorghum moench
Subgenera: Sorghum
Chaetosorghum
Heterosorghum
Parasorghum
Stiposorghum
Species from subgenera sorghum Sorghumpropinquim
Sorghum halepense
Sorghum bicolor
Subspecies from sp. S.Bicolor Sorghum bicolor bicolo
Sorghum bicolor drumm
Sorghum bicolor vertic
Races from subsp. S.bicolor bicolor Bicolor
Guinea
Durra
Kafir
Caudatum
Theo trích dẫn của Bantilan và ctv (2004), sưu tập cây lúa miến đã được miêu tả đầu tiên bởi Linne năm 1753 với tên gọi là Holcus. Tuy nhiên, năm 1794 Moench đã phân loại lại bộ sưu tập này như một chi riêng biệt Sorghum(Celarier, 1959). Chi Sorghum thuộc tộc Andropogoneae, và phân ra thành ba loài (de Wet, 1978): Sorghum halepense (L.) Pers. sống lâu năm phía đông nam Eurasia đến Ấn Độ. S. propinquum (K.) Hitch. Sống lâu năm ở Srilanka và nam Ấn Độ và từ phía đông Burma đến các đảo phía đông nam châu Á. S. bicolor (L.) Moench (Plate) gồm tất cả cây thử thách hàng năm trong phân loại cây lúa miến đã công nhận bởi Snowden (1936, 1955). S. bicolor bao gồm tất cả thử thách thuần hóa, phân bố rộng và phức hợp sinh thái biến thiên ở châu phi và có nguồn gốc từ sự xen giống giữa cây lúa miến và các loài có quan hệ gần với chúng.
Nguồn gốc
Theo trích dẫn của Bantilan và ctv (2004), cây lúa miến có lẽ được thuần hóa đầu tiên ở savanna giữa tây Ethiopia và phía đông Chad cách nay 5000 – 7000 năm (Doggett và Prasada Rao, 1995). Các dòng hoang dại của sorghum bicolor ssp. verticilliflorum được cho là tổ tiên của cây lúa miến trồng ngày nay (Harlan, 1972). Từ điểm phát sinh cây lúa miến được đưa đến các vùng khác (chủ yếu là thông qua tàu buôn): đến Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Á, Trung Đông, châu Mỹ, Tây, Bắc và Nam Phi. Ở châu Phi, cây lúa miến được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như guinea-corn, dawa hay sorgho ở Tây Phi, durra ở Sudan, mshelida ở Ethiopia và eritrea, mtama ở Đông Phi, kafffircorn ở Nam Phi, mabele hay amabele ở các quốc gia Nam Phi. Ở Ấn Độ, nó được biết đến với tên gọi như jowar (Hindi), jonna (Andhra Pradesh), cholam (Tamil Nadu) và jola (Karnataka).
Năm dòng lúa miến canh tác cơ bản - Bicolor, Kafir, Guinea, Caudatum và Durra - đã được công nhận (Harlan và De Wet, 1972). Dòng Bicolor được miêu tả là khoảng trống và chiều dài cụm hoa, mày hoa thường xuyên kèm theo hạt khi chín. Kafir được tìm thấy nam xích đạo châu phi, biểu hiện cân đối và sát góc cầu hạt với mày ngắn hơn hạt. Guinea chiếm ưu thế ở tây phi và dễ nhận ra bởi chiều dài và sự không cân xứng, mày mở ra nhìn thấy khi hạt chín. Hạt của dòng caudatum thì phồng lên không cân xứng. Dòng này tìm thấy ở trung phi và là gần nơi phát sinh. Dura biểu hiện hạt dạng trứng ngược và có dạng hình V tại đáy (Bantilan và ctv, 2004).
Phân bố
Theo Bantilan và ctv (2004), ngày nay, cây lúa miến được phân bố từ mực nước biển đến độ cao 2200m so với mực nước biển và từ 500N ở Nga đến 400S ở Argentina. Trong khi cải thiện giống chiếm ưu thế ở châu Mỹ, Trung Quốc và Australia, các phương pháp chọn lọc truyền thống ở châu phi và một số quốc gia ở châu Á. Năm 2004, khoảng 75% vùng trồng lúa miến ở ấn độ là các giống lai so với 1% ở năm 1960.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét