Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Trồng lúa miến để làm gì?
Cây lúa miến có nhiều mục đích sử dụng như là cây trồng làm thức ăn chính cho hàng triệu người vùng nhiệt đới bán khô hạn của châu Phi và châu Á. Hạt của nó được dùng làm thức ăn cho động vật ở Thái Lan, Australia. Ở châu Phi, thân của nó được dùng làm nhiên liệu. Cây lúa miến cũng được trồng làm cỏ tươi. Đối với loài lúa miến ngọt còn sử dụng làm xi rô. Hạt cây lúa miến được dùng làm bánh mì, bánh ngọt, bột, đường, sy rô, cồn, bia và sản xuất men.
            Theo Almodares và Hadi, lúa miến ngọt có 2 bộ phận sử dụng để sản xuất ethanol là hạt và thân cây. Quá trình sản xuất ethanol từ thân lúa miến ngọt như sau: thân cây được ép bởi một chuỗi máy nghiền. Kết quả thu được dịch ngọt và bã. Bã được xử lý để sản xuất enzym đồng thời hóa đường và lên men tiếp tục chưng cất, khử nước thu được ethanol và lignin, chất rắn. Dịch thu được đưa qua sàng lọc, tiệt trùng bằng cách đốt nóng lên đến 1000C, sau đó được lọc sạch bằng cách đưa qua máy lọc chân không. Sau đó dịch được cho bay hơi để cô đặc (xi rô). Dịch cũng có thể cho lên men. Xi rô cần để cất giữ phải cô đặc để đạt tối thiểu 650 brix (thông thường 850 brix). Quá trình lên men dựa vào hóa học, sinh hóa và vi sinh học. Dịch ép hay xi rô được chuyển thành ethanol nhờ men Saccharomyces cerevisiae. Công đoạn tiếp theo là chưng cất và khử nước. Trong quá trình chưng cất, cồn từ sự ủ men đã được cô đặc đến 95% và tiếp tục cô đặc ethanol đến mức 99,6% (mức tối thiểu). Quá trình sản xuất ethanol từ hạt lúa miến ngọt giống như từ hạt bắp. Hạt sau khi rửa sạch, xay nát. Nguyên liệu tinh bột được nấu thành gelatin, hóa lỏng và hóa đường sử dụng men α-amylase và glucoamylase để tạo ra glucose. Lên men, cô đặc và khử nước giống như thân lúa miến ngọt. Tuy nhiên các phụ phẩm từ hạt không giống như từ thân vì các viên khô dễ tan có hàm lượng chất dinh dưỡng cao được sử dụng cho chăn nuôi công nghiệp.
Lúa miến có ưu thế cạnh tranh cao để sản xuất ethanol vì nó có thể trồng tại các vùng bán khô hạn, gần hoang hóa, nơi không thể trồng lúa gạo. Lúa miến ngọt sử dụng làm nhiên liệu sản xuất ethanol có lợi hơn so với sử dụng mía, ngô bởi vì lúa miến ngọt sử dụng nước bằng ½ so với ngô và 1/8 so với mía và giá canh tác của lúa miến ngọt thấp hơn  mía.  Theo hãng Rusni Distilleries (Ấn Độ) cho biết, để chạy một nhà máy ethanol sinh học công suất 40 tấn/ngày, cần 6.800 hecta lúa miến ngọt giống bình thường hoặc 4.500 ha nếu giống tốt (William, 2007).